Thông tin sản phẩm
Chè Thái Nguyên loại đặc biệt là sản phẩm được hái theo tiêu chuẩn 1 tôm 2 lá cho hương thơm nhẹ như mùi cốm non, cho nước xanh hơi vàng, vị chát đậm sau đó ngọt nơi cổ họng.
Quy trình sản xuất chè xanh Thái Nguyên
1. Nguyên liệu và cách thu hái nguyên liệu
Nguyên liệu để sản xuất ra chè Thái Nguyên chính là những búp chè tươi được thu hái tại đồi chè tân cương thuộc tỉnh thái nguyên.
Trong quá trình thu hái các thao tác phải rất cẩn thận:
– Kỹ thuật hái chè sẽ được hái tùy theo loại chè: hái 1 tôm 2 lá non, hái 1 tôm 1lá non, hái 1 tôm.– Khi cầm chè không được nắm chặt chỉ vừa tay là phải bỏ vào rỏ đựng chè, không sẽ gây nát cánh chè– Không được hái chè quá non hay quá già sẽ ảnh hưởng tới hương vị và màu sắc của chè– Hái lần lượt búp chè không chọn búp hái trước búp để lại sau mới hái như vậy sẽ ảnh hưởng tới việc chăm sóc chè lứa tiếp theo
2. Để chè héo nhẹ
– Đây là giai đoạn hái chè về mang ra phơi mỏng, để chè khô sương và thoát hết khí nóng ẩm trong quá trình vận chuyển.– Lưu ý: đổ chè ra nền sạch, phòng thoáng, không kín gió, độ dầy bảo quản không quá 20 cm– Trong quá trình bảo quản cứ 1 – 1,5h đảo rũ chè, cẩn thận tránh dập nát chè– Không bảo quản nguyên liệu quá lâu, nếu thời gian bảo quản càng lâu thì chè sẽ bị ôi, làm màu nước pha của sản phẩm bị tối, hương kém thơm. Trong trường hợp bảo quản tốt, thì thời gian bảo quản cũng không quá 10 giờ
3. Giai đoạn ốp chè – dệt men chè
Là giai đoạn cho chè vào tôn quay trong một khoảng thời gian nhất định và đảm bảo các yêu cầu sau đây thì cho chè ra khỏi tôn quay:
– Lá chè phải mềm dẻo, phần cuống non bẻ gập lại không gãy
– Bề mặt lá chè hơi dính, dùng tay nắm chặt lại rồi buông ra chè không bị rời
– Màu xanh của chè trở thành màu xanh sẫm.
– Mùi hăng mất đi, có mùi thơm nhẹ đặc trưng của chè.
4. Giai đoạn vò chè
Khi vừa kết thúc quá trình lên men chè (Giai đoạn ốp chè) ta tiến hành vò qua chè bằng tay cho những cánh chè nhỏ nát vụn còn xót lại, ta bỏ hết vụn đó đi, rồi cho chè vào cối vò chè để tiến hành vò chè.
Giai đoạn vò chè sẽ giúp cánh chè cong và thon gọn lại, giúp chè khi khô có cánh đẹp.
Thời gian vò chè dao động khoảng từ 10ph đến 30ph tùy theo loại chè và máy vò chè
Kết thúc quá trình vò chè, lúc này đem chè ra dũ tơi để chuẩn bị cho công đoạn tiếp.
5.Giai đoạn sao khô chè
Đây là giai đoạn cho chè vừa vò vào tôn quay để làm khô chè và cũng là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến hương vị và màu sắc chè khi khô.
Chè khi vò xong mang ra rũ tơi, đợi tôn quay chè nóng đủ nhiệt độ thì cho chè vào tôn, chú ý loại bỏ vụn cám và điều chỉnh nhiệt độ ổn định.
Thời gian sao khô thường mất khoảng 20 phút cho 1 mẻ chè từ 1,2kg – 1,5 kg
6. Giai đoạn lên hương chè
Sao cho khô rồi đổ ra mẹt, nong, nia, nhặt nhạnh phần cuống già, lá già sót lại, sẩy sạch cám.
Rồi lại tiếp tục cho chè vào quay thêm chút thời gian nữa khi thấy hương thơm là được. Đã kết thúc phần lên hương.
7. Giai đoạn cuối cùng là đóng gói chè
Chè bảo quản thủ công được cho vào túi bóng kính có độ dầy, buộc chặt miệng túi. Để ở nơi khô dáo, tránh ánh nắng trực tiếp. Không được để tiếp xúc trực tiếp chè với nền đất.
Cách bảo quản chè trong môi trường chân không là đóng gói chè thành túi nhỏ và cho vào máy hút chân không, hút hết không khí trong túi chè và dập kín miệng túi lại. Cách bảo quản này giúp chè giữ được hương vị lâu hơn.
Có thể bạn quan tâm: cách bảo quản chè khô
Lưu ý: là sao chè thủ công phải đảm bảo quá trình sao suốt là sao liên tục. Đó là đủ lượng chè thì phải sao ngay, sao liên tục. Chè hái về sau khi phơi khô sương phải tiến hành sao luôn, chè tươi nếu bảo quản tốt thì cũng chỉ để được thời gian lâu nhất là 10 tiếng, sau khoảng thời gian đó sao chè sẽ bị ôi, khi pha chuyển nước đỏ, có mùi ôi.
Trên đây là quy trình sản xuất chè xanh thái nguyên với sự tham trực tiếp của bàn tay con người. Với sự hỗ trợ của máy móc: Máy sao chè thùng quay, máy vò chè, phò. và nhiên liệu là củi khô.
Các bước pha chè xanh Thái Nguyên thơm ngon đúng chuẩn
1. Chọn nước pha chè Thái Nguyên
Nước pha trà thường là nước mưa được hứng giữa trời. Có thể dùng nước giếng mà là giếng đá ong càng tốt. Thậm chí người kì công còn đi thu gom những hạt sương đọng trên tàu lá sen, đó được coi là thứ nước đặc biệt tinh khiết.
2. Cách đun nước pha trà ngon
Chúng ta thường nghĩ chỉ cần nước đun sôi là được, tuy nhiên nước pha trà chỉ cần nước ở nhiệt độ trong khoảng 90 độ C, nếu nước pha trà để ở nhiệt độ 100 độ C trà sẽ bị chát và làm mất đi vị thơm ban đầu của trà.
3. Chọn ấm pha chè
Ấm gốm là sự lựa chọn của nhiều người để tạo nên những ấm trà ngon, với những người thưởng thức trà lâu năm thường chọn ấm gốm Tử sa vì đây là loại ấm được làm bằng đất nung ở nhiệt độ cao, không tráng men. Ấm tử sa hấp dẫn những người uống trà bằng vẻ đẹp trầm, kiểu dáng phong phú và lịch sử lâu đời, cũng như những hiệu quả kỳ diệu khi pha trà.
4. Cách pha
Tráng ấm và chén pha trà qua nước sôi đảm bảo ấm và chén nóng đều.
Cho trà vào khoảng 1/5 đến ½ ấm( tùy từng loại trà).
Đổ nước sôi vào ấm trong khoảng 15 giây, sau đó đổ hết nước trà ra bồn, nước trà đầu tiên sẽ giúp lá trà nở ra.
Tiếp theo đổ lượng mới và và hãm trong khoảng 1 phút và có thể thưởng thức ( Bạn có thể sử dụng 5-6 lần bình trà vừa pha trước khi trà hết vị đậm đà).
Nếu bà con đang phân vân không biết mua hàng ở đâu chất lượng thì hãy liên hệ ngay cho cửa hàng của Chợ Việt Online:
Liên hệ ngay hotline: 0908994567 – 0987 99 4567 ( Call/Sms/Zalo/WhatsApp)
Đến trực tiếp cửa hàng tại: TPHCM: 83 đường số 1, CX Chu Văn An, P. 26, Q. Bình Thạnh
Đồng Nai: 121A Nguyễn Thành Đồng, P. Thống Nhất, TP. Biên Hòa
CHOVIETONLINE – CHUYÊN CUNG CẤP CÁC LOẠI ĐẶC SẢN VIỆT NAM CHÍNH HIỆU
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chè Thái Nguyên loại đặc biệt – 500gr”